Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Iraq đang đứng trước cơ hội giải quyết khủng hoảng
Thủ tướng mãn nhiệm al- Maliki đã chấp nhận từ chức, nhường chỗ cho một nhân vật mới ôn hòa hơn đủ khả năng đoàn kết dân tộc.

 


Ngay sau quyết định này, cộng đồng người Sunni lâu nay vẫn bất mãn với chính quyền đã tuyên bố sẵn sàng làm việc với Chính phủ mới, trong khi cộng đồng quốc tế cũng có những hành động mạnh mẽ nhằm hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan. 

 

Một trong những thủ lĩnh người Sunni có ảnh hưởng tại Iraq ngày 15/8 tuyên bố sẵn sàng làm việc với tân Thủ tướng Haider al- Abadi nếu ông này bảo vệ được các quyền của người Sunni thiểu số, vốn không được coi trọng dưới thời chính quyền Thủ tướng al- Maliki, một người Hồi giáo dòng Shiite. 

 


Việc ông al- Maliki từ chức đã mở ra cơ hội giải quyết khủng hoảng tại Iraq

 

Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Ali Hatem Suleiman, người đứng đầu cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni tại tỉnh Anbar cho biết, người Sunni tại đây sẽ tham gia nỗ lực của Chính phủ chống lại các nhóm nổi dậy người Sunni một khi nhận thấy những thay đổi tích cực trong tiến trình chính trị tại Iraq. 

 

“Chúng tôi muốn nhìn thấy một sự thay đổi trong tiến trình chính trị và muốn xem các quyền của người Sunni có được tôn trọng hay không. Do đó chúng tôi sẽ đợi những hành động cụ thể của chính phủ mới tại Iraq, chứ không phải chỉ là những lời nói. Dù ông al- Abadi thuộc cùng phái chính trị với ông Maliki, song chúng tôi vẫn sẽ chờ đợi các chương trình và tầm nhìn của Chính phủ mới”. 

 

Là một chính trị gia ôn hòa cũng xuất thân từ người Hồi giáo dòng Shiite, tân Thủ tướng al-Abadi phải đối mặt với một thách thức không hề nhỏ đó là ổn định tỉnh Anbar, nơi tâm lý bất mãn của người dân đối với các chính sách phân biệt đối xử của Chính phủ người Shiite với cộng đồng người Sunni đang ngày càng gia tăng. Và đây cũng là lý do khiến nhiều người Sunni tại đây quay lưng lại với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan. 

 

Trên thực tế, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng quân sự và chính trị hiện nay tại Iraq là chính sách chuyên quyền của Thủ tướng al- Maliki nhằm củng cố quyền lực của người Shiite, trong khi lại gạt ra ngoài quyền lợi của người Sunni và người Kurd. Hậu quả nghiêm trọng là bạo lực phe phái tái bùng phát, tạo cơ hội cho các thế lực cực đoan khủng bố mà đỉnh điểm là cuộc nổi dậy của nhóm chiến binh thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq (IS) đang đe dọa tới sự tồn vong của chính quyền. 

 

Chính vì thế, với quyết định rút lui khỏi chính trường của ông Maliki đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế bởi nó được trông đợi sẽ đem lại sự thay đổi nào đó cho đất nước Iraq. 

 

Trong một động thái thể hiện sự ủng hộ của quốc tế, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đêm 15/8 đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết nhằm hạn chế sức mạnh của nhóm nổi dậy Nhà nước Hồi giáo Iraq. Theo đó, một loạt các thủ lĩnh nhóm phiến quân bị liệt vào danh sách trừng phạt và đóng băng các tài sản liên quan. 

 

Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Lyall Grant nói: “Nghị quyết 2170 là câu trả lời mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với các nhóm khủng bố. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra một lập trường vững chắc và thống nhất trước những mối đe dọa từ nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq. Đặc biệt, nó gửi đi một thông điệp chính trị rõ ràng rằng, cộng đồng quốc tế cực lực lên án các hành động khủng bố, cũng như tư tưởng bạo lực cực đoan, xâm phạm quyền con người và luật pháp quốc tế một cách có hệ thống và trên quy mô lớn của nhóm nổi dậy này”. 

 

Cùng ngày, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) cũng đã nhất trí ủng hộ việc trang bị vũ khí cho lực lượng người Kurd ở Iraq trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq. 

 

Thông báo đưa ra sau cuộc họp của các ngoại trưởng Liên minh châu Âu nêu rõ, khối này hoan nghênh quyết định của một số quốc gia thành viên đáp lại đề nghị cung cấp vũ khí của lực lượng người Kurd. Do vậy, việc cung cấp vũ khí sẽ được triển khai dựa trên khả năng và luật pháp của từng quốc gia thành viên, cũng như yêu cầu của Chính phủ Iraq./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Nội bộ EU chia rẽ vì sợ "vía" Nga? (16-08-2014)
    Putin bắn tín hiệu hòa giải đến phương Tây (15-08-2014)
    Mỹ - EU cấm vận, đẩy Nga… củng cố khối đồng minh (15-08-2014)
    Brazil: Ứng viên tổng thống tử nạn (14-08-2014)
    Iraq lún sâu vào khủng hoảng (14-08-2014)
    Tòa thánh Vatican ủng hộ Mỹ oanh kích Iraq, vì sao? (14-08-2014)
    Khí đốt - Vũ khí Nga dùng để "bắt nạt" châu Âu (14-08-2014)
    Cấm vận Nga, EU đã tự “bắn vào chân mình”? (14-08-2014)
    Vẫn còn quá nhiều thách thức tại Iraq? (13-08-2014)
    Osama bin Laden cảnh báo về sự tàn bạo của ISIL (13-08-2014)
    Châu Âu là gì mà cấm Mỹ Latin xuất khẩu sang Nga? (13-08-2014)
    Bùng nổ chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây (13-08-2014)
    Giải quyết xong Trung Đông, Ucraine Mỹ sẽ làm mạnh ở châu Á? (13-08-2014)
    Tại sao Nga “đánh” vào nông sản châu Âu? (12-08-2014)
    Nga khai trương giàn khoan lớn nhất thế giới tại Bắc Cực (12-08-2014)
    Sẽ có thánh chiến ở Tân Cương để trả thù Trung Quốc? (12-08-2014)
    Nhật muốn liên minh với tất cả các nước, trừ Trung Quốc (11-08-2014)
    Thổ Nhĩ Kỳ: Kế hoạch đầy tham vọng của ông Erdogan (11-08-2014)
    Ấn Độ đề nghị ông Tập hoãn chuyến thăm vì Việt Nam (11-08-2014)
    Bỏ cấm vận, Mỹ có thể cung cấp vũ khí gì cho Việt Nam ? (10-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152752761.